Bóng bầu dục liên hiệp
Bóng bầu dục liên hiệp

Bóng bầu dục liên hiệp

Bóng bầu dục liên hiệp (tiếng Anh: rugby union), hay chỉ đơn giản là Bóng bầu dục (rugby), là một môn thể thao đồng đội cho phép va chạm có nguồn gốc từ nước Anh nửa đầu của thế kỷ 19.[3] Bóng bầu dục liên hiệp là một trong hai môn bóng bầu dục cùng với Bóng bầu dục liên minh (rugby league) và có hình thức chơi dựa trên việc chạy với bóng trong tay. Hình thức phổ biến nhất của môn thể thao này là một trận đấu giữa hai đội gồm 15 cầu thủ, sử dụng một trái bóng hình bầu dục trên một sân vận động hình chữ nhật với cầu môn hình chữ H ở hai đầu sân.Vào năm 1845, luật lệ bóng đá đầu tiên được viết bởi các học sinh trường RugbyAnh; những sự kiện nổi bật trong buổi đầu phát triển của bóng bầu dục là quyết định tách khỏi Liên đoàn Bóng đá Anh của Blackheath Club vào năm 1863 và việc phân tách giữa bóng bầu dục liên hiệp (rugby union) và bóng bầu dục liên minh (rugby league) vào năm 1895. Vào năm 1995 người ta không còn hạn chế số tiền chi trả cho cầu thủ, và vì thế bóng bầu dục trở thành môn thể thao chuyên nghiệp ở mức độ cao nhất.[4]Bóng bầu dục Thế giới (World Rugby), tên cũ là Ban Bóng đá bầu dục Quốc tế (International Rugby Football Board - IRFB) và từ năm 1998 tới năm 2014 có tên là Ban Bóng bầu dục Quốc tế (International Rugby Board - IRB), là cơ quan điều hành bóng bầu dục liên hiệp kể từ năm 1886. Bóng bầu dục liên hiệpn bắt nguồn từ các quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và được truyền bá sang các thuộc địa thuộc Đế quốc Anh.Các quốc gia coi bóng bầu dục liên hiệp là môn thể thao quốc gia bao gồm Fiji, Gruzia, Madagascar,[5] New Zealand, Samoa, Tonga và Wales. Bóng bầu dục liên hiệp được chơi tại hơn 100 quốc gia thuộc sáu lục địa; có 101 thành viên đầy đủ và 18 thành viên dự khuyết trực thuộc Bóng bầu dục Thế giới.Giải vô địch rugby thế giới (Rugby World Cup), tổ chức từ năm 1987, diễn ra bốn năm một lần và nhà vô địch của giải nhận Cúp Webb Ellis. Six Nations Championship ở châu Âu và The Rugby Championship ở Nam bán cầu là các giải đấu lớn khác.Các giải đấu quốc nội lớn gồm có Premiership Rugby của Anh, Top 14 của Pháp, Mitre 10 Cup của New Zealand, National Rugby Championship của Úc và Currie Cup của Nam Phi. Các giải đấu câu lạc bộ quốc tế nổi bật gồm có Pro12, với sự tham các đội Ireland, Ý, Scotland và Wales; European Rugby Champions Cup của các câu lạc bộ châu Âu; và Super Rugby gồm các đội của Úc, New Zealand và Nam Phi và kể từ năm 2016 gồm cả các đội Argentina và Nhật Bản.

Bóng bầu dục liên hiệp

Trang bị Bóng rugby
Số thành viên đấu đội 23 (15 trên sân)
Số VĐV đăng ký 2.360.000[2][nb 1]
Hình thức Đồng đội, ngoài trời
Olympic Thuộc chương trình thi đấu Thế vận hội Mùa hè 1900, 1908, 19201924
Rugby sevens có mặt từ năm 2016
Biệt danh Rugby, Rugger, Union[1]
Va chạm Toàn thân
Cơ quan quản lý cao nhất World Rugby
Thi đấu lần đầu 1871
Câu lạc bộ 18.630
Giới tính hỗn hợp Nam nữ thi đấu riêng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng bầu dục liên hiệp http://www.couriermail.com.au/sport/getting-a-kick... http://www.rugby.com.au/wallabies/News/NewsArticle... http://www.americanflagrugby.com/about-afr.php http://www.bbc.com/sport/0/rugby-union/34671255 http://bleacherreport.com/articles/119928-womans-r... http://bjsm.bmj.com/content/28/4/229.abstract http://edition.cnn.com/2009/SPORT/09/14/rugby.arge... http://sportsillustrated.cnn.com/vault/article/mag... http://www.coachingrugby.com/OpenPagesContent.do?r... http://www.ercrugby.com/eng/37_74.php